Nghề Làm Nail Và Những Điều Không Phải Ai Cũng Biết

bientapvien 17.07.2021 0

Nghề làm nail hiện đang có nhiều cơ hội tuyệt vời để phát triển trong hiện tại và cả tương lai. Nhu cầu làm đẹp của mọi người bất kể lứa tuổi hay giới tính đều tăng dần theo thời gian, do vậy mà ngành đang cần một lực lượng lao động dồi dào. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức khi nhiều người “đổ bộ” vào nghề làm tăng sức cạnh tranh.

Nghề làm nail và bí mật
Nghề làm nail và bí mật không phải ai cũng biết.

Vậy làm thế nào có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này? Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn những bí mật về nghề làm nail chuyên nghiệp mà không phải ai cũng biết. Từ đó, bạn có thể rút ra được kinh nghiệm và cải thiện công việc của mình.

Bật mí về nghề làm nail

1.      Nghề làm nail và các nguy cơ về sức khỏe

Sự thật rằng đối với nghề làm nail chuyên nghiệp bạn phải thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như lưu huỳnh, acetone, liquid hay bụi móng. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thậm chí khi tiếp xúc với nồng độ cao, trong môi trường không thoáng khí một số người có thể bị dị ứng nghiêm trọng.

Tùy vào thể chất và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà các tác động này ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hay ít, không phải ai cũng giống nhau. Để hạn chế tối đa các nguy cơ này, người làm nghề nail chuyên nghiệp phải trang bị thật tốt những vật dụng bảo hộ như găng tay và khẩu trang. Bên cạnh đó là môi trường làm việc thông thoáng, sạch sẽ, có hệ thống thông hơi hay máy lọc không khí.

Kế đến là chất lượng sản phẩm mà bạn sử dụng trong quá trình làm nghề. Bạn cần sử dụng các loại rõ nguồn gốc, có thành phần lành tính, an toàn với sức khỏe của bạn và khách hàng. Tránh sử dụng sản phẩm trôi nổi không có thương hiệu, vì thông thường các hàng hóa này không được kiểm định và mức độ gây hại của chúng là vô cùng lớn.

Lưu ý bạn nên chiết những hóa chất ra các chai nhỏ để bảo quản và vặn chặt lại khi không sử dụng, để tránh chúng thoát hơi ra ngoài. Nên sử dụng thùng rác bằng kim loại và có nắp đậy kín chứa các chất thải như bông gòn, móng, da,… để chắc chắn rằng các hóa chất còn thừa không bay ra không khí.

Giữ vệ sinh cá nhân, luôn rửa tay sau khi làm việc và trước khi ăn uống. Đối với đồ ăn và thức uống, bạn cần đậy kỹ và cất ở nơi thoáng mát ngoài khu vực đón khách.

nghề làm nail có thể ảnh hưởng sức khỏe
Nghề làm nail có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của kỹ thuật viên.

2.      Nghề làm nail và giao tiếp khách hàng

Nghề làm nail thường bị đánh giá thấp do tính chất nghề nghiệp và cũng một phần do thái độ giao tiếp của những người trong ngành. Một ví dụ cho thấy điều này chính là thợ nail thường gọi khách hàng bằng những “đặc điểm nhận dạng” được cho là nổi bật của một người. Đối với người khách hàng dễ thương mà bạn có thiện cảm thì bạn nhắc đến họ là “chị da trắng, xinh gái”, còn đối với người khó tính thì là “cô ốm ốm, khó chịu ấy”. Việc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của bạn. Vì chắc chắn bạn không thể gọi họ bằng những cái tên khó nghe trước mặt họ, nhưng khi nghe bạn gọi những người khách khác như vậy thì vô hình trung họ sẽ có cái nhìn không tốt về cửa hàng của bạn.

3.      Nghề làm nail cần chỉn chu, tươm tất

Nghề làm nail chuyên nghiệp là một phần của ngành công nghiệp làm đẹp, do vậy những người làm việc ở đây phải có sự tươm tất nhất định. Từ trang phục cho đến kiểu tóc và màu khăn hay tone màu của tiệm. Chỉ cần bạn ăn mạc gọn gàng, sạch sẽ, đơn giản để dễ dàng làm việc là có thể ghi điểm trong mắt khách hàng. Thêm một điểm cộng tuyệt vời nữa nếu cửa hàng của bạn có đồng phục cho nhân viên.

4.      Chứng chỉ hành nghề làm nail trưng bày ở nơi dễ thấy

Chứng chỉ hành nghề và bằng cấp chính là “tấm vé thông hành” chắc chắn nhất để bạn có được niềm tin của khách hàng. Và thật tốt nếu bạn có tham gia các cuộc thi, đạt được thành tích gồm cúp hay huy chương thì cũng nên trưng bày ở nơi bất cứ ai cũng có thể thấy để nâng cao uy tín. Nếu bạn tham gia dạy nghề làm nail chuyên nghiệp, thì các loại bằng cấp này càng có giá trị.

5.      Nghề làm nail thất bại do thiếu kinh nghiệm quản lý

Ngoài những kinh nghiệm chuyên môn, bạn còn cần thêm các kỹ năng về quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cơ bản cơ sở có thể vận hành được. Nhất là trong thời buổi cạnh tranh quyết liệt, các tiệm nail mọc lên hàng loạt như hiện tại. Theo khảo sát thì hơn 90% lý do các tiệm nail đóng cửa và làm ăn thất bại là do lỗ hỏng từ công tác quản lý. Để vượt qua thực tế này, bạn cần phải bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho mình, có thể tham gia vào những hội nhóm hay cộng đồng nghề làm nail trên các diễn đàn, mạng xã hội để tìm hiểu và học hỏi từ những người đi trước.

kỹ năng của nghề làm nail.
Các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng với nghề làm nail.

6.      Tai nạn thường gặp của nghề làm nail là trầy và bỏng da

Thực vậy, lỗi thường thấy nhất của các thợ nail là “cắt phạm” gây đau rát và chảy máu khiến khách hàng đánh giá dịch vụ tệ. Nếu bạn theo học tại các trường dạy nghề làm nail chuyên nghiệp bạn sẽ được hướng dẫn khắc phục điều này. Tuy nhiên, chúng vẫn tùy thuộc nhiều vào kỹ năng của bạn.

Về phần bỏng da chính là do trong quá trình mài móng. Nếu không có kỹ thuật sử dụng máy mài điêu luyện, bạn sẽ rất dễ làm hỏng móng và bỏng vùng da xung quanh của khách.

7.      Duy trì nghề làm nail bằng tâm huyết, ân cần

Như mọi ngành dịch vụ khác, bạn cần giữ chân khách hàng bằng sự niềm nở vui vẻ và chất lượng phục vụ. Bạn nên đặt tâm huyết của mình vào từng nét sơn, đường cọ để làm được những tác phẩm tốt nhất. Đây chính là lời cam kết chắc chắn nhất của bạn với khách hàng của mình. Và những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim, và khách hàng vẫn sẽ tiếp tục tìm đến bạn.

Lời kết

Nghề làm nail thật sự đã có những trở ngại và khó khăn nhất định, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể khắc phục và hoàn thiện chúng. Chỉ cần bạn có định hướng đúng đắn, quyết tâm theo đuổi đam mê thì thành công sẽ theo đuổi bạn.

Blog.kellypangnail.com

>>> Click xem thêm Khó Khăn Thường Gặp Khi Học Nghề Nail

Nguồn từ Internet